7 phương pháp giải quyết nóng giận giúp gia đình hạnh phúc

Nổi giận để giải tỏa cảm xúc hay nhẫn nhịn là phương pháp tốt hơn cho hạnh phúc gia đình? Câu trả lời tốt nhất là kiềm chế sự nóng giận

Gia đình nổi nóng
Gia đình nổi nóng

Xã hội càng ngày càng trở nên “Không thể kiềm chế được sự nóng giận”

  • Một người lái xe bị người khác va chạm trên đường thì đã chửi bới, gây gổ, đánh người & bắt đền gây tắc đường cả giờ đồng hồ.
  • Vì tiếng ồn của trẻ con tầng trên mà người thuê phòng ở tầng dưới đã châm lửa đốt khiến 2 người bị tử vong
  • Vì mâu thuẫn, 1 học sinh cấp II đã chế bom xăng để ném bạn cho hả giận khiến 2 người bạn bị bỏng nặng.
  • Năm 2013 một người đàn ông đã bắn súng điên cuồng Washington, khi kiểm tra đánh giá thì họ cũng phát hiện người này bị rối loạn kiểm soát cơn giận. …vv… Những sự việc như thế này xảy ra mỗi ngày nhiều hơn ở khắp nơi trên thế giới.

Với những biểu hiện tiêu cực như thế này làm phá hỏng hạnh phúc gia đìnhvà kể cả người xung quanh họ nữa. Nếu cơn giận không được kiềm chế, thì sẽ dẫn đến rối loạn kiểm soát tức giận. Hầu hết những vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng như giết người, phá hoại, ..vv. Đều xuất phát từ rối loạn kiểm soát tức giận. Như vậy, nóng giận vô độ chính là nguyên nhân hủy phá cuộc sống không chỉ của riêng mình mà cả cuộc sống của người khác nữa.

  • Ai cũng có thể tức giận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên tức giận ai?, tức giận với chừng mực nào?, vào thời gian nào?, mục đích gì? và phương pháp để bày tỏ đúng mức độ cần thiết?, ấy là việc không phải ai cũng có thể hiểu, kiểm soát & làm được một cách dễ dàng.
  • Nhà triết học Aristotle của Hy Lạp đã từng nói: Không phải nổi giận là xấu vô điều kiện đâu. Nổi giận vì chính nghĩa thì không vấn đề gì. Vấn đề là đa số các nổi giận xảy ra trong cuộc sống đều là nổi giận đơn thuần mà chúng ta nhất định phải kiểm soát được.

NGƯỜI NỔI GIẬN BỊ THIỆT HẠI CHỨ KHÔNG ĐƯỢC LỢI GÌ

  • Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra các hoóc môn stress: Adrenaline, cortisol.. Khiến cho tim mạch, huyết áp tăng lên, tim bị tổn thương. Người hay tức giận về lâu dài sẽ mắc các vấn đề bệnh tật như: tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch, chứng khó tiêu.
  • Khi tức giận, tế bào não bị tổn thương khiến cho sớm bị đãng trí.
  • Khi tức giận, tế bào NK là tế bào giết chết tế bào ung thư bị hủy hoại, khiến cho cơ thể bị suy giảm, dần dần dẫn đến mất sức chống đỡ bệnh ung thư.
  • Tại nước Anh người ta đã làm một cuộc thí nghiệm, người ta đã gom hơi thở của 1 người tức giận trong vòng 1 tiếng và ngưng tụ lại thì lượng đó biến thành thứ thuốc độc có khả năng giết chết 80 người. Vậy thì sức khỏe của người làm ra độc tố đó sẽ như thế nào? Họ sẽ bị lão hóa càng ngày càng nhanh. Một giáo sư ở Mỹ cũng đã từng phát biểu rằng, những người đạt ngưỡng phẫn nộ cao thì có tỷ lệ tử vong gấp 4 đến 7 lần khi họ 50 tuổi.
  • Tức giận tỉ lệ thuận với sự lão hóa. “1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, cười 1 lần thì càng trẻ bấy nhiêu, phẫn nộ 1 lần thì càng già bấy nhiêu. Người hay phẫn nộ khi còn trẻ thì có nguy cơ tử vong cao gấp 4-7 lần người bình thường khi họ 50 tuổi.
  • Người ta hay lầm tưởng rằng, khi nổi giận thì thoải mái nên nổi giận là tốt. Tuy nhiên, cảm xúc đó chỉ diễn ra trong chốc lát, nhưng trên thực tế thể xác & tinh thần sẽ bị suy sụp.

Người ta làm thí nghiệm so sánh giữa nhóm người giải tỏa cơn giận bằng đấm bao cát và một nhóm im lặng trong vài phút để nguôi cơn giận. Kết quả cho thấy những người la hét & đấm bao cát có xu hướng hung bạo, công kích người khác hơn là người ngồi yên tĩnh lặng để làm nguội cơn phẫn nộ. 

Vì vậy, không kiềm chế cơn giận mà tùy tiện nổi giận theo ý mình thì chính bản thân mình bị kiệt sức, phá vỡ hạnh phúc gia đình và những người xung quanh bị tổn thương. Việc kiểm soát cảm xúc bản thân tốt sẽ giúp ích thật nhiều cho cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh. Nên rất đáng để người ta học hỏi mà kiểm soát tốt cảm xúc. Vậy phải kiềm chế cảm xúc nổi giận bằng cách nào?

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT NÓNG GIẬN

1. Hãy xóa tan cơn giận dữ trong ngày hôm đó

Năm 2005, thế giới đã công nhận gia đình hạnh phúc với cặp vợ chồng 105 và 100 tuổi là cặp vợ chồng lâu năm nhất trên thế giới và được ghi chép trong sách kỷ lục Guinness. Người vợ đã cho biết bí quyết gìn giữ hạnh phúc “Thỉnh thoảng chúng tôi cũng đã cãi nhau như các cặp vợ chồng khác, nhưng không bao giờ đi ngủ trong khi tức giận.”

Trong Thánh Kinh của người Người Do Thái cũng cho biết rằng “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” Mặc dù đã rất tức giận và la mắng nghiêm khắc lỗi lầm của con cái nhưng các bậc cha mẹ người Do Thái vẫn sẽ tìm cách làm nhẹ lòng con cái và vỗ về chúng khi đi ngủ.

Cơn giận phải được giải quyết ngay trong ngày đó và với một sự kiện thì chỉ được nóng giận duy nhất một lần. Nếu sự tức giận cứ lặp đi lặp khi nghĩ về 1 tình huống đã xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không những không giải quyết được tình huống đó mà khiến nó ngày càng tồi tệ hơn.

2. 15 giây thần kỳ xua tan giận dữ

Dale Carnegie, tác giả cuốn sách nổi tiếng thế giới “Đắc nhân tâm”, đã nhận thư từ một độc giả phê bình cuốn sách của mình. Carnegie đã nổi giận và viết thư bày tỏ sự nóng giận ngay lập tức. “Dù cứ nghĩ mãi, nghĩ mai, tôi vẫn không thể không nghi ngờ về trí thông minh của bạn. Tôi không nghĩ là anh cũng hiểu câu trả lời đó.” Rồi anh cất lá thư vào ngăn kéo. Sau vài ngày anh lấy nó ra, đọc lại và viết thư trả lời. “Cảm ơn anh vì đã bình phẩm về cuốn sách của tôi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để viết những cuốn sách hay hơn.”.

Bình thường hoóc môn giận dữ đạt ngưỡng cao nhất khi qua 15 giây, và sau đó sẽ biến mất từ từ. Vì vậy, không nên la hét hoặc công kích đối phương ngay khi nóng giận, mà hãy hít thở sâu cho vài giây trôi qua. Khi cảm thấy bình yên hơn thì chúng ta mới có thể nhận định vấn đề một cách lý trí và giải quyết nhẹ nhàng hơn

3. Không kỳ vọng quá cao

Albert Ellis học giả thần kinh học nói rằng sự tức giận liên quan trực tiếp tới kỳ vọng của mỗi người. Kỳ vọng cao quá nên gây ra thất vọng và người ta trở nên giận dữ. Điều này ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.

Một người vợ đảm đương công việc nội trợ và chăm sóc con cái nghĩ rằng “Dù chồng là người đi làm kiếm tiền, nhưng khi về nhà đương nhiên cũng sẽ chăm sóc con cái nữa”. Ngược lại người chồng nghĩ rằng “Tôi đã làm việc kiếm tiền lo cho gia đình thì đương nhiên khi về nhà chỉ thư giãn, nghỉ ngơi thôi”.

Đối với việc học hành, cha mẹ nghĩ rằng “Mình đã làm việc vất vả để nuôi con ăn học, nên việc học là nghĩa vụ và đương nhiên con phải đạt ít nhất là đạt điểm trung bình”, con cái nghĩ rằng “Đương nhiên mình xứng đáng được nhận những gì tốt đẹp nhất vì việc nuôi con là nghĩa vụ của cha mẹ”.

Vì luôn có sự mong đợi và kỳ vọng như thế này nên người ta hay nổi giận khi đối phương không làm theo như những gì mình muốn. Luôn có sự khác nhau trong suy nghĩ của 2 bên. Vì vậy, đừng đặt kỳ vọng quá cao vào người khác để rồi thất vọng và tiêu cực, nhưng hãy rộng lượng nghĩ rằng “Có thể điều đó sẽ xảy ra” thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc biết bao.

Cha mẹ kỳ vọng quá cao về con cái

Cha mẹ kỳ vọng quá cao về con cái

4. Hãy đón nhận và giải quyết theo chiều hướng tích cực

Thomas Carlyle mất vài năm để viết một tác phẩm, sau đó ông đã đưa cho bạn để xem thử. Người bạn đang đọc dở thì có việc đi ra ngoài thì cô hầu gái nhìn thấy đống giấy để lộn xộn. Tưởng là giấy lộn nên cô ấy đã bỏ vào lò sưởi. Sau đó Thomas biết chuyện thì thất vọng và sầu thảm. Bất chợt ông nhìn thấy bên ngoài có người thợ xây đang xây từng viên gạch một cách kiên nhẫn. Ông lấy lại tinh thần và quyết định viết lại tác phẩm từ đầu. Kết quả là bản viết sau này trở nên tác phẩm tuyệt vời có tên là “Lịch sử cách mạng Pháp” 

Nghiên cứu khoa học cũng cho biết rằng, nếu chúng ta lựa chọn việc chơi một môn thể thao vận động, đọc sách, nỗ lực v.v… thì tâm trạng sẽ tốt lên. Ngược lại, khi đó chúng ta chọn việc ăn quá nhiều, mua hàng bộc phát, làm hư hại đồ vật, bạo lực v.v…để giải tỏa sự tức giận thì đương nhiên sẽ tự gây ra những hậu quả tệ hơn.

5. Đối xử người nổi giận

Xử lý sự nổi giận của bản thân là quan trọng, nhưng đối phó với tình huống người khác nổi cáu với mình cũng quan trọng không kém. Nếu cả hai đều tức giận thì sớm muộn gì cũng dẫn đến cãi nhau.

Người tức giận chắc chắn có lý do, trước tiên hãy ngồi xuống lắng nghe và tiếp thu thì cơn giận của người kia sẽ được xua đi, hơn nữa người nóng giận cũng sinh lòng cảm ơn vì đã có người chịu đựng và nghe lời mình. Mặc dù có thể lúc đó người ấy hiểu lầm hoặc nổi cáu một cách vô lý, nhưng hãy đứng trên lập trường của người ấy và lắng nghe chăm chú cho đến khi nguôi cơn giận, và nói ý kiến của mình sau khi người ấy bình tĩnh trở lại.

6. Tự đặt các câu hỏi với nội dung như sau để bĩnh tĩnh trở lại và có hành xử đúng đắn

Sau khi nổi nóng, có tự tin là mình không hối hận?

Có phương pháp nào khác ngoài việc nổi nóng?

Việc tức giận thế này có lợi ích gì cho mình và người kia không?

Đứng trên lập trường của đối phương thì việc ấy có đáng để nổi giận không?

Mình có đang nổi giận với người không liên quan?

Tế bào não sẽ bị tổn thương, dù như thế cũng được hay sao?

Hành động này chẳng phải là đang phá vỡ hạnh phúc gia đình sao?

7. Hãy trở thành “thuyền trống”.

Trong Trang Tử có một câu chuyện về thuyền trống. Một người đã chèo thuyền đi ngang qua sông và va chạm với chiếc thuyền, ông ấy đang định nổi giận nhưng phát hiện ra là chiếc thuyền trống không, nên ông chỉ đẩy thuyền để tránh. Chèo được một đoạn, ông ta lại va chạm với thuyền khác mà trên thuyền có người. Ông ta nổi cáu và hét lên đối lên rằng hãy đi tránh ra.

Như vậy, nếu chúng ta coi đối phương như thuyền trống thì có thể tha thứ việc mà mình vốn đã định nổi nóng, chúng ta cũng sẽ dễ dàng chấp nhận lỗi lầm của người khác nếu nghĩ trong tấm lòng bản thân mình là thuyền trống.

HÃY GIÁO DỤC CON CÁI HỌC CÁCH BÌNH TĨNH

Việc nổi giận xảy đến với bất cứ ai, bất kể trẻ con, người lớn, nhưng trẻ con bị ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình. Nên việc xây dựng gia đình hạnh phúc bởi sự hạn chế nổi nóng là điều rất cần thiết.

Có những trẻ em mầm non quát tháo bố mẹ vì không cho đi chơi, học sinh cãi lại thầy cô vì ngăn cản đánh nhau… Năm 2013, Hội liên hiệp giáo viên Hàn Quốc đã cho biết một kết quả đáng ngạc nhiên khi hỏi khoảng 600 giáo viên trường cấp I, II, III. Có tới 40% giáo viên đã cho viết rằng đã từng ít nhất 1 lần muốn bỏ nghề vì sự nổi giận bộc phát của học sinh trong học kỳ vừa qua.

Các chuyên gia đều cho rằng giáo dục ở nhà bởi gia đình đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển nhân cách của con cái. Nếu từ nhỏ cha mẹ đã chiều con và thỏa mãn mọi sự để ngừng cơn giận thì lớn lên con cái sẽ trở nên nổi cáu theo thói quen để được vừa ý mình.

Vì vậy, cách tốt nhất là đồng cảm với con cái để hiểu con cần gì và muốn gì. Nếu con cái nóng giận, thì nên bình tĩnh lắng nghe con nói, giải thích rằng không phải điều gì muốn cũng đều có được, và cũng dạy con điều gì được làm và không nên làm. Đồng thời họ cũng giáo dục con cái đọc sách, tìm hiểu những kỹ năng cùng con hơn là sử dụng điện thoại.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu cha mẹ càng phạt con nhiều thì ở độ tuổi thanh thiếu niên chúng càng mắc lỗi nhiều hơn. Tiếng la hét của người khác cũng là sự trừng phạt. Nên để giáo dục con cái tốt, mỗi ông bố bà mẹ cũng nên làm gương nhẫn nhịn và điều tiết cơn giận của mình một cách khôn ngoan.

Gia đình hạnh phúc
Gia đình hạnh phúc

Gia đình là nơi mỗi người gần gũi và tiếp xúc thường xuyên nên mọi người thoải mái hơn với việc cáu giận và trút cơn giận. Càng đặt nhiều kỳ vọng ở gia đình cao thì thất vọng càng lớn nếu không được như ý muốn của mình. Vì vậy, hãy nỗ lực để không nổi giận với gia đình – vì gia đình là sự tồn tại đáng biết ơn và trân quý hơn bất cứ nơi đâu.