Đưa ra lời khuyên thế nào cho đúng?

Hãy nói nhiều lời quan tâm hơn thay vì chỉ khuyên răn người khác!

Hãy trở thành tấm gương bằng việc làm thiện lành thay vì chỉ nói bằng lời!

Mong bạn trở nên một người tinh tế bằng cách biết đưa ra lời khuyên thế nào cho đúng.

Mục đích của lời khuyên là gì?

Khi sống trên đời này, không có ai là không mắc phải một sai lầm nào đó dù là trong lời nói hay việc làm, kể cả chính bản thân mỗi chúng ta cũng vậy. Những lúc như vậy, chúng ta thường được nhận những lời khuyên dạy từ người khác, hay chính chúng ta lại là người đi đưa ra lời khuyên.

Vậy chúng ta sẽ tiếp nhận lời khuyên đó như thế nào và bằng cách nào để đưa ra lời khuyên hiệu quả nhất? 

cach noi chuyen voi nguoi yeu 4

Trước hết, bạn cần hiểu mục đích đúng đắn của lời khuyên là gì?

Lời khuyên nghĩa là lời khuyên nhủ chân thành về những khuyết điểm hoặc sai lầm của người khác. Nhưng nếu bạn nghĩ đưa ra lời khuyên là để làm cho đối phương phải nhận ra những thiếu sót của bản thân, hay là để làm cho bạn chiếm thế thượng phong thì đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Đương nhiên là cũng cần những lời nói đúng đắn. Nhưng mục đích quan trọng nhất của lời khuyên chính là để giúp đối phương không phạm phải lỗi lầm đó nữa, tránh xa con đường sai trái và trở nên một người tốt hơn.

Lời khuyên- “Thuốc bổ” hay “Thuốc độc”?

“Nếu đó chỉ là người dưng thì tôi sẽ chẳng bận tâm đến lời họ nói hay việc họ làm. Nhưng đây lại là người thân của tôi, tôi muốn họ phải thừa nhận lỗi lầm của mình và phải sửa đổi lại ngay. Có như thế tôi mới hài lòng được. Và điều đó cũng là để tốt cho gia đình này thôi.”

Có phải bạn thường suy nghĩ như thế này trước khi bạn đưa ra lời khuyên hay không? Và rồi sau đó thì bạn thấy thái độ của đối phương như thế nào? Dù bạn có ý tốt và vì đối phương nên, thế nhưng không giống như bạn mong đợi, đối phương lại hờn dỗi bạn, thậm chí giận dữ với bạn. Cuối cùng thì một cuộc tranh cãi nổ ra, sự đối thoại bị cắt đứt và tình cảm bị rạn nứt. 

Thế rồi bạn sẽ tự hợp lý hóa bản thân như thế này: “Tôi chẳng có nói điều gì sai cả”, “Nếu tôi mà không nói ra thì cũng đâu có ai nói cho họ biết mà sửa chữa”, “Tôi chỉ muốn tốt cho họ nên mới nói thế chứ”, “Đúng là người có lòng dạ hẹp hòi, bảo thủ”…

phong thuy vo chong hay cai nhau cach hoa giai giup vo chong hoa thuan trong mot not nhac

Vậy có đúng là người không chịu tiếp nhận lời khuyên của bạn là người hẹp hòi và bảo thủ không?

Thực ra thì không phải như vậy đâu! Sở dĩ đối phương không chấp nhận lời khuyên là vì người đưa ra lời khuyên thiếu sự quan tâm chứ không phải vì lời ấy đúng hay sai. Một khi cảm xúc đã bị tổn thương thì dù lời khuyên hay chỉ trích có giúp ích cho mình nhiều thế nào chăng nữa thì người ta cũng không muốn nghe.

Thậm chí, dù có ai đó nói với bạn rằng “Nếu tôi có làm sai điều gì thì bạn cứ nói thẳng ra để cho tôi biết với nhé!”. Thì họ cũng sẽ cảm thấy không vui hay cảm cảm giác bị xúc phạm khi thực sự nghe lời khuyên.

Bên cạnh đó, nếu chúng ta không để ý đến cảm xúc hay hoàn cảnh của đối phương mà lại cứ lấy danh nghĩa là lời khuyên để phê bình và khiển trách. Hoặc vì bản bản thân cảm thấy không thoải mái nên thốt ra những lời nói không tốt thì người nghe rất khó để có thể tiếp nhận những lời như vậy. Đó là bởi vì ấy không phải là lời khuyên chân chính.

Khi ở trong tâm thái không vui, cơ chế phòng vệ sẽ được kích hoạt. Vậy nên dù bạn có nói lời đúng chăng nữa thì đối phương không những không thay đổi suy nghĩ mà có thể còn tăng thêm cả sự phản kháng nữa. Đây là tâm lý của con người.

Đưa ra lời khuyên thế nào cho đúng?

Khuyên nhủ là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nó rất dễ làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương. Chính vì vậy cho nên chúng ta cần cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra lời khuyên. Vậy đưa ra lời khuyên thế nào cho đúng?

Suy nghĩ kỹ trước khi nói 

Nếu muốn đưa ra lời khuyên thì trước hết bạn phải suy nghĩ xem bản thân có thực sự quan tâm đến đối phương hay không? Nếu không thực sự có tấm lòng lo lắng cho đối phương thì thà không nói ra còn tốt hơn.

hinh anh cau hoi va thac mac 111109255

Ngoài ra, cũng phải thận trọng trong việc quyết định xem có nhất định phải đưa ra lời khuyên hay không. Bạn nên suy nghĩ xem liệu đối phương có thể tiếp nhận lời khuyên đó không? Bản thân mình có đủ tư cách để nói chuyện với đối phương hay không? Và dù có đủ tư cách đi chăng nữa thì liệu mình có thể phán đoán khuyết điểm của đối phương là khuyết điểm hay không? Điều bạn cho là đúng cũng chỉ là nhận định từ quan điểm của bản thân bạn thôi, và có thể không phải là sự thật? 

Nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm và phải có đức độ 

Không nên nói thẳng hoặc nói trước mặt nhiều người. Đó là điều cấm kỵ.

Thể hiện sự chân thành

Nếu muốn đối phương hiểu và chấp nhận lời khuyên để sửa đổi thì bạn nhất định phải thể hiện sự chân thành xuất phát từ đáy lòng. Phải lấy thành ý để khiến đối phương cảm động. Đó là khi  bạn biết quan tâm đến cảm xúc của đối phương, đặt mình vào vị trí và hoàn hoàn cảnh của đối phương. 

Có thể bạn cảm thấy khó hiểu khi đối phương lại nói và hành động như vậy. Nhưng từ lập trường của đối phương thì lại có lý do chính đáng. Mỗi người có một trải nghiệm và quan điểm khác nhau, nên đôi khi việc bạn nghĩ là quan trọng lại là không cần thiết với đối phương.

Nếu không hiểu đối phương mà lại muốn dịch chuyển đối phương theo ý mình, thì chỉ chuốc lấy sự phản cảm mà thôi. 

Cho nên, thay vì nói lời đúng đắn, hãy vỗ về họ một cách thật ấm áp.

Khen ngợi thì tốt hơn là khuyên răn, chỉ trích.

25 07 2022 08:24:26 tinh tu khen ngoi trong tieng anh 0

Bất cứ ai, kể cả bản thân bạn cũng chỉ thích lại gần và trò chuyện cùng người luôn khen ngợi mình thôi. Hãy luôn khen ngợi những điểm mạnh và phải luôn nhìn đối phương bằng con mắt tích cực.

Dù đôi khi việc mà đối phương làm hay lời mà họ nói có khiến bạn không hài lòng thì hãy cố gắng tìm kiếm điểm đáng để khen ngợi trước. Rồi khi đến dịp thích hợp thì hãy giải thích cho đối phương hiểu trong bầu không khí thoải mái. 

Thậm chí, dù đối phương có tâm sự, giãi bày những khổ tâm chất chứa trong lòng với bạn đi chăng nữa. Thì việc tốt hơn hết bạn nên làm lúc đó không phải là khuyên dạy họ mà chính là lắng nghe và khích lệ.

Làm gương bằng hành động thay vì chỉ nói xuông

Khi ở trên lập trường đi khuyên bảo người khác, dường như là bạn thấy bản thân mình tốt hơn đối phương. Chúng ta rất dễ dàng nhận ra điểm thiếu sót của người khác, nhưng lại không nhận ra những thiếu sót của chính bản thân mình. 

Thật ra, hầu hết mọi người không thể làm theo trọn vẹn 100% những gì mà mình tin là đúng đâu. Đôi khi bạn cũng có thể có những hành động hay lời nói trái với lý trí. Và rồi bạn cũng sẽ đưa ra những lý do để biện minh cho việc thiếu sáng suốt đó của mình. 

Cho nên, trước khi đưa ra lời khuyên, bạn phải trở thành tấm gương tốt cho người khác. Bởi vì dù lời nói của bạn có đúng đắn, nhưng thái độ và việc làm trong đời sống của bạn khác xa với lời thì đối phương cũng không thể tiếp nhận và làm theo được.

Tiếp nhận lời khuyên như thế nào?

Dù muốn hay không muốn thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ có lúc nhận được lời khuyên nhủ từ gia đình hay bạn bè. Vậy chúng ta sẽ tiếp nhận điều đó như thế nào đây?

hinh anh gia dinh

Có một giai thoại rất nổi tiếng về Vũ Vương- vua của nước Hạ (Trung Quốc). Mỗi khi hạ thần tâu lên lời tốt đẹp đáng để lấy làm giáo huấn, mặc dù là vua nhưng Vũ vương lại đã cúi lạy hạ thần đó để tạ lễ. Và đương nhiên, vua cũng đã tiếp nhận lời ấy một cách vui vẻ.

Chúng ta cũng hãy tiếp nhận lời khuyên giống như cách mà Vũ Vương đã làm. Dù người đưa ra lời khuyên còn chút vụng về nhưng bạn hãy lắng nghe một cách vui mừng. Vì đôi khi họ lại giúp bạn nhận ra những sai lầm mà bạn chưa biết. Những lúc như vậy, thật đáng biết ơn vì họ mang lại cho bạn cơ hội để sửa chữa lời nói và thói quen sai trái của mình.

Việc đưa ra lời khuyên thật khó, mà việc tiếp nhận lời khuyên cũng không phải là dễ dàng. Chỉ khi bạn mang lấy tấm lòng khiêm tốn, tự hạ mình xuống thì mới có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Khi ghi khắc và làm làm theo những điều này thì mối quan hệ và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng khăng khít và bền chặt hơn nữa. Nhờ đó, gia đình chúng ta sẽ trở nên gia đình hạnh phúc!