Phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm

Phương tiện quan trọng nhất để giao tiếp là lời nói. Phương pháp hiểu được suy nghĩ và tấm lòng của đối phương cũng là lời nói. Nhưng cũng chính lời nói lại gây nên nhiều sự hiểu lầm lẫn nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm?

Sự hiểu lầm phát sinh không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động

Thực ra khi ở trên trái đất này, sống trong một thế giới bị hạn chế về mọi thứ, chúng ta không thể nào hoàn toàn thông hiểu lẫn nhau được. Giống như bạn không thể nào biểu đạt hết 100% suy nghĩ của bản thân mình cho người khác. Thì bạn cũng không thể hiểu được tấm lòng của người một cách trọn vẹn và tuyệt đối. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta là người một nhà, có mối quan hệ mật thiết với nhau thì cũng không phải là ngoại lệ.

Vì tấm lòng của mình thì chỉ có bản thân mình biết thôi. Cho nên sự hiểu lầm giữa người với người là điều không thể tránh khỏi. 

bi quyet giao tiep cua sieu co dung noi nhieu ve ban than lam giau tu kinh doanh 0

Ngoài ra, đôi khi cũng bởi một hành động rất bình thường mà lại khiến cho đối phương hiểu lầm rằng có ý đồ không tốt. Giống như câu tục ngữ Hàn Quốc: “Quạ vừa bay đi thì lê rụng xuống”. 

Khi bị hiểu lầm bởi lời nói hay bởi một hành động nào đó, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và oan ức đúng không? Vậy phải làm thế nào để có được phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm?

Tại sao lại có sự hiểu lầm?

Thái độ coi bản thân là trung tâm

Vào thời cổ đại, đại đa số đều tin vào Thuyết địa tâm vì người ta chỉ phán đoán theo những gì mà mắt mình trông thấy được. Cho nên, khi Galileo công bố Thuyết nhật tâm sau một thời gian dài nghiên cứu, họ đã phản đối gay gắt. Thậm chí họ còn muốn cướp đi mạng sống của ông, chỉ vì ông đã đi ngược lại với quan điểm của họ. Dù chủ trương của Galileo là đúng, là sự thật, nhưng chỉ đơn giản là mọi người không muốn tin.

3

Câu chuyện đó cũng là để cho chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng sự hiểu lầm phát sinh từ thái độ coi bản thân mình là trung tâm. Trong khi trò chuyện, nếu quá đề cao bản thân, hay lấy những quan điểm, những suy nghĩ của bản thân làm tiêu chuẩn thì sự hiểu lầm là không thể tránh khỏi. Nếu cứ cố chấp và chỉ nghĩ trên lập trường của bản thân thì sẽ không thể có được quan điểm đúng đắn. Và đồng thời cũng không thể hiểu được ý định của đối phương một cách đúng đắn.

Phán đoán và kết luận ngay lập tức

Con người chúng ta thường thì dễ dàng tin vào những gì mắt mình thấy được, tai mình nghe được. Cho nên khi thấy những tình huống đang xảy ra trước mắt, những âm thanh đang được nghe bên tai thì chúng ta thường đưa ra kết luận ngay lập tức. Nhưng thật ra là những gì đang xảy mà chúng ta thấy và nghe chưa chắc đã là sự thật như chúng ta nghĩ đâu. 

Ví dụ: Trước khi đi ra khỏi nhà, bố mẹ có dặn dò con rằng hãy làm cho xong bài tập trước khi bố mẹ quay trở về. Nhưng khi về đến nhà, bố mẹ thấy con đang ngồi xem ti vi. Bố mẹ nghĩ rằng con không vâng lời, lại đi xem ti vi từ lúc bố mẹ đi vắng mà không chịu làm bài tập. Cho nên đã quát mắng người con rất nhiều.

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Người con đã làm xong bài tập về nhà rồi, muốn thư giãn một chút nên đã mở ti vi lên xem. Đúng lúc đó thì bố mẹ trở về và đã chỉ trông thấy cảnh ấy.

Chính vì vậy, nếu không bình tĩnh và suy xét kỹ sự việc thì sự hiểu lầm sẽ phát sinh.

Định kiến

Một yếu tố nữa làm phát sinh sự hiểu lầm chính là định kiến. Đó là các đánh giá chủ quan của cá nhân, không có căn cứ, cơ sở đúng đắn, với mục đích phân biệt đối xử.

tinh trang phan biet doi xu 03

Có một câu chuyện như thế này: Một người bị mất cái liềm nên đã nghi ngờ rằng hàng xóm của mình ăn trộm. Từ đó trở đi, mọi việc làm của người hàng xóm đều có vẻ đáng nghi. Nhưng sau khi tìm được cái liềm bị mất ấy, người này đã không còn sự hiểu lầm với hàng xóm nữa.

Nếu có những định kiến với gia đình như “Bố mẹ chẳng hiểu con gì cả”, “Anh không hiểu em gì cả”… Thì chúng ta hãy tự kiểm điểm bản thân mình để sự hiểu lầm và ngờ vực không được hình thành nhé!

Thiếu sự trò chuyện

Mặc dù là các thành viên trong một gia đình, nhưng lại thiếu đi sự giao tiếp. Điều này khiến cho các thành viên không thể nào có sự thông hiểu lẫn nhau được. Và khi không hiểu nhau thì dù có thực sự rất quan tâm và yêu thương nhau nhưng vẫn sẽ phát sinh những sự hiểu lầm không đáng có.

“Con đi đâu mà từ sáng sớm đã ra khỏi nhà, đến tận tối muộn mới quay về thế?” “Con đi học mà bố.”

“Em làm gì mà chưa nấu cơm? Lại để nhà cửa bừa bộn như này?” “Em bị ốm nên rất mệt, còn không thể ngồi dậy nổi.”

Cho nên, nếu không có sự giao tiếp trong gia đình thì sẽ hiểu lầm lẫn nhau, không thể bày tỏ được cảm xúc của bản thân. Hơn nữa, đôi bên sẽ cảm thấy khó chịu vì đối phương không hiểu được cảm xúc của mình.

Phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm

Hãy nói rõ ràng, cụ thể

Người chị đi chơi thể thao về nhà, đã nhờ người em rằng: “Em lấy giúp chị một cốc nước lạnh nhé!”

Người em đã lấy nước trong tủ lạnh và đưa cho chị của mình. 

Nhưng khi nhìn thấy cốc nước, chị gái đột nhiên nói “Chị nhờ em lấy nước lạnh nghĩa là em phải bỏ thêm đá vào chứ!”

Dù đã bị sai vặt, nhưng lại vẫn bị nói nặng lời như vậy thì người em sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Đáng lẽ ra, người chị nên nói rõ ràng với em là “Em lấy giúp chị một cốc nước lạnh có đá nhé!”, thì đã không có sự hiểu lầm rồi.

20 cau hoi phong van nhan vien kinh doanh khi tuyen dung 1

Cho nên, trình bày rõ ràng, cụ thể và chi tiết ý kiến hay mong muốn của bản thân mình chính là phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm không đáng có.

Hãy chú ý lắng nghe lời nói của người khác

Con người chúng ta thường muốn truyền đạt mục đích hay ý định của mình cho người khác. Nhưng lại không thực sự nghiêm túc khi lắng nghe câu chuyện của người khác. Có nhiều trường hợp, trong khi đối phương đang nói mà bản thân mình lại suy nghĩ “Tôi nên nói gì nhỉ?” 

Nếu không tập trung chú ý lắng nghe lời nói của người khác thì sẽ không thể hiểu được tâm tư, cảm xúc hay suy nghĩ của đối phương. Và rồi sẽ dẫn đến việc hiểu lầm một lời nói hay hành động nào đó của đối phương.

Chính vì vậy, người nghe cần phải nỗ lực lắng nghe và tiếp nhận lời ấy bằng tấm lòng cởi mở để đồng cảm với suy nghĩ của đối phương.

Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương

Bởi vì mỗi người có một thói quen riêng, một suy nghĩ riêng, một cảm xúc riêng và ở trong những hoàn cảnh khác nhau. Cho nên quan điểm cũng khác nhau hoàn toàn.

Trước mỗi tình huống xảy ra, chúng ta nên suy nghĩ trên lập trường của đối phương. Giao tiếp với nhau nhiều hơn, hỏi thăm nhau nhiều hơn. Có như thế chúng ta mới có thể giãi bày với nhau một cách tự nhiên được. 

Tu van tam ly dong cam

Hơn nữa, sự khác biệt trong suy nghĩ và cách thức biểu đạt là khác nhau giữa người lớn và trẻ nhỏ, người nam và người nữ. Chính sự khác biệt này đôi khi lại trở thành rào cản khiến cho các thành viên trong gia đình không thể hiểu nhau được.

Những lúc như thế, thay vì phàn nàn rằng mọi người không hiểu cho tấm lòng của mình, thì hãy có sự nhận thức rằng: Dù là gia đình nhưng vẫn có sự khác biệt. Và không thể nào bắt buộc được đối phương phải biến hóa theo khuôn mẫu suy nghĩ của mình.

Nếu có tấm lòng hiểu cho đối phương như vậy thì mọi hiểu lầm sẽ bị tan biến.

Những yếu tố có thể gây ra sự hiểu lầm thì hãy tránh xa

Đây cũng chính là một phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh sự hiểu lầm không đáng có. 

Có câu chuyện như thế này: Một người đứng dưới gốc cây táo và giơ tay lên đầu để sửa lại quai mũ. Nhưng người chủ vườn táo lại tình cờ nhìn thấy và hiểu lầm rằng: người này đang có ý định ăn trộm táo nhà mình.

Nên khi giao tiếp, chúng ta không nên nói hay có những hành động dễ gây sự hiểu lầm cho đối phương.

Và khi bị đối phương hiểu lầm thì chúng ta cũng hãy bình tĩnh và khôn khéo mà giải thích , chỉnh sửa. Đừng nên để sự hiểu lầm kéo dài quá lâu dù là điều nhỏ nhất. Vì sự hiểu lầm nhỏ ngày càng trở nên sâu sắc thì có thể gây ra những hiểu lầm khác nữa.

hinh anh ban be nho nhau 021840735

Hiều lầm mang lại nhiều bất tiện, nhưng đôi khi nó lại cũng có lợi ích. Đây là cơ hội để hai bên có thể hiểu cho tấm lòng của nhau. Khi sự hiểu lầm xảy ra thì chúng ta sẽ suy nghĩ tại sao điều này lại xảy ra và làm thế nào để giải quyết tốt nhất. Mỗi lúc đó, khoảng cách với nhau được rút ngắn lại và niềm tin được vun đắp thêm.

Dù hiểu lầm xảy ra nhưng khi nhìn từ góc nhìn của người khác thì sự hiểu lầm sẽ được giải tỏa. Dù cãi vã nhau vì sự hiểu lầm nhưng hãy kết thúc chúng bằng sự thông hiểu lẫn nhau. 

Hãy bao bọc gia đình, hàng xóm và mọi người bằng tấm lòng hạ thấp và quan tâm, thấu hiểu và yêu thương hơn là đẩy họ ra xa vì sự hiểu lầm. Như thế hạnh phúc sẽ luôn tràn ngập trong tấm lòng mỗi chúng ta.